Những thói quen không tốt cho dạ dày

1. Thói quen ăn uống gây hại dạ dày

Nhịn ăn sáng

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người lựa chọn từ bỏ bữa ăn sáng, nhất là các bạn trẻ. Tuy nhiên đây là một thói quen cực kỳ có hại cho dạ dày.

Buổi ăn sáng có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể sau đêm ngủ dài. Nhờ đó sẽ giúp bạn khởi đầu một ngày làm việc mới thật hiệu quả.

Nhịn ăn sáng thường xuyên khiến cơ thể bị đói và thiếu hụt năng lượng. Lượng acid dư thừa gây kích thích, làm giảm chức năng dạ dày. Điều này gây nên các bệnh lý như viêm, loét hoặc nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.

Ăn quá no

Nếu nhịn ăn sáng làm dạ dày quá đói thì ăn quá no cũng không tốt cho dạ dày. Ăn quá nó gây quá tải cho hệ thống tiêu hóa.

Lượng acid dịch vị không đủ khiến quá trình tiêu hóa chậm hơn bình thường gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi. Ngoài ra, lượng năng lượng tạo ra quá lớn còn làm tăng nguy cơ bị béo phì.

Ăn khuya

Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người có xu hướng thức khuya hơn. Vì thế, việc ăn khuya dần trở nên phổ biến.

Ban đêm là giờ đa số các hệ cơ quan sẽ “ngủ”. Do đó, không chỉ riêng dạ dày, ăn khuya còn khiến cả hệ thống tiêu hóa tăng thêm gánh nặng.  Lâu dần chức năng hoạt động các hệ cơ quan này suy giảm và sớm mắc bệnh.

Quan niệm “ăn khuya mau mập” giờ trở thành “ăn khuya mau hại” nhất là với dạ dày. Nếu bạn có thói quen ăn khuya thì hãy từ bỏ ngay nhé.

Ăn quá nhiều thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh luôn có màu sắc và hương vị hấp dẫn khiến nhiều người thích thú. Đa số các loại thức ăn nhanh chứa hàm lượng muối, đường, vị cay, dầu mỡ… nhiều hơn bình thường. Hàm lượng chất xơ thấp. Một số loại thức ăn nhanh còn có chất bảo quản.

Vì thế, tiêu thụ lượng lớn thức ăn nhanh mỗi ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Bạn không cần phải kiêng thức ăn nhanh tuyệt đối nhưng cần ăn ở mức vừa phải.

Uống nhiều rượu bia, nước ngọt có gas

Lượng đường lớn trong các loại nước ngọt có gas sẽ gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ruột.

Rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn có thể gây ra kích thích làm dạ dày tiết nhiều acid hơn. Uống nhiều bia rượu trong thời gian dài có thể gây tổn thương dạ dày, thực quản, vòm họng. Viêm, loét không điều trị kịp thời có thể gây thủng dạ dày hoặc tiến triển thành ung thư.

2. Thói quen sinh hoạt gây hại dạ dày:

Thức khuya

Ban đêm là khoảng thời gian dạ dày cũng sẽ “ngủ” giống như bạn. Giấc ngủ này giúp các tế bào ở niêm mạc dạ dày có thể phục hồi và tái tạo.

Thức khuya kèm với căng thẳng hay cảm xúc mạnh như lo lắng, hồi hộp khiến dịch vị tăng tiết. Điều này tác động trực tiếp lên niêm mạc lâu ngày gây tổn thương, viêm loét dạ dày.

Người có bệnh dạ dày thức khuya làm giảm hiệu quả điều trị và làm bệnh tiến triển nặng hơn. Vì thế, hãy để cơ thể “ngủ” cùng bạn và đón chào buổi sáng với năng lượng tràn đầy nhé.

Hút thuốc lá

Không chỉ gây hại cho phổi, hút thuốc lá còn gây nhiều tác hại cho hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.

Thuốc lá chưa nhiều nicotin – một chất độc với hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, còn làm giảm lưu lượng máu đến niêm mạc và giảm tiết chất nhầy. Lớp niêm mạc dạ dày sẽ dần bị suy yếu và nguy cơ xuất hiện viêm, loét. Nguy hiểm hơn là ung thư hoàn toàn có thể xảy ra.

Lạm dụng thuốc

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm non-steroids (NSAIDs) thường được sử dụng phổ biến. Các loại thuốc này thường được mua dễ dàng tại các hiệu thuốc. Nếu dùng không đúng cách có thể gây hại cho dạ dày.

Nguyên nhân do cơ chế các loại thuốc này gián tiếp ức chế yếu tố tăng tiết chất nhầy. Khi hàng rào bảo vệ bị suy yếu, các yếu tố gây hại sẽ tấn công làm dạ dày bị tổn thương, viêm loét.

Làm việc quá sức, căng thẳng trong thời gian dài

Tình trạng làm việc quá sức trong thời gian dài khiến cơ thể bị kiệt sức. Điều này kéo theo sức đề kháng cơ thể giảm nhanh chóng. Chức năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày cũng suy giảm theo.

Dạ dày là cơ quan rất nhạy cảm với cảm xúc. Khi bạn bị stress thường xuyên sẽ gây rối loạn cơ chế hệ thần kinh ở dạ dày ruột. Từ đó làm giảm nhu động, giảm lưu lượng máu, giảm tiết chất nhầy khiến dạ dày dễ bị bệnh.

Thật không khó nhận thấy mỗi khi bạn buồn rầu chán nản thì bụng bạn cũng nôn nao theo phải không?

Ở lâu trong thời tiết lạnh

Dạ dày còn đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ đặc biệt là nhiệt độ lạnh. Khi bạn ngồi lâu trong môi trường có máy lạnh hoặc ăn đồ lạnh cũng có thể làm dạ dày bị nhiễm lạnh đấy.

Nhiệt độ lạnh khiến dạ dày tăng co thắt gây ra đau bụng, khó tiêu hoặc buồn nôn.Vì thế bạn nên giữ ấm cho dạ dày, không chỉ riêng mùa đông thôi nhé.

3. Hãy lắng nghe dạ dày dù chỉ một lần

Mỗi khi bạn ăn không cảm thấy ngon, bạn có thể đổ lỗi cho dạ dày. Tuy nhiên thực ra lúc này dạ dày của bạn cũng đang không khỏe.

Ăn mất ngon hay nhưng cơn đau bụng chính là dấu hiệu mà dạ dày đang cố cảnh báo chúng ta. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà đôi khi chủ nhân lại cố lờ đi những dấu hiệu này.